Mở siêu thị mini cần những gì?
Đây là câu hỏi đầu tiên mà các bạn phải đặt ra trước khi bắt tay lên kế hoạch mở siêu thị mini. Tùy vào quy mô lớn nhỏ của siêu thị mà bạn định mở ra mà lên kế hoạch sao cho hợp lý để tư vấn mở siêu thị mini
- Mặt bằng bán lẻ: Điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị đó là một mặt bằng để có thể bố trí không gian hàng hóa, nếu chưa có điều kiện mua hay tự có thì bạn có thể đi thuê mặt bằng cho cửa hàng.
- Lên kế hoạch thu mua, cơ cấu ngành hàng trong siêu thị: Trước khi đi tìm nguồn để cung cấp hàng hóa, bạn phải có danh sách mặt hàng có đủ thông tin giá cả trước để so sánh. Danh mục mặt hàng bạn muốn bán như thế nào, sau đó khảo sát giá cả của các siêu thị xung quanh để xem giá cả họ bán ra sao để có thể đưa ra được mức giá thích hợp cho siêu thị mini của mình để có thể thu hút được nhiều khách hàng với mức giá đó. Thông thường, các mặt hàng tại siêu thị mini cũng tương đối đa dạng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng như các loại đồ uống đóng chai, sữa tươi, bánh kẹo nội ngoại, bia rượu, thực phẩm đóng gói,…
- Tư vấn lắp đặt phần mềm quản lý bán hàng siêu thị: Nếu cửa hàng còn ở quy mô rất nhỏ (do mới mở và ít vốn), quản lý hàng hóa đơn giản thì bạn chỉ cần một chiếc máy tính hoặc thậm chí chỉ cần sổ sách để ghi chép các hoạt động như nhập xuất hàng, thu chi tiền… hàng ngày. Nếu quy mô lớn hơn, nhu cầu quản lý chặt chẽ hơn thì bạn nên đầu tư một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Phần mềm bán hàng sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho tức thời, quản lý doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – ko nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa… khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của cửa hàng, siêu thị,… Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm bán hàng, bạn có thể đọc thêm bài viết về lựa chọn phần mềm bán hàng như thế nào.
- Cung cấp trang thiết bị siêu thị: Ngoài việc đầu tư công cụ quản lý siêu thị ở trên, tùy theo quy mô của siêu thị mà bạn có thể mua các trang thiết bị bán lẻ khác như giá kệ siêu thị , tủ đông, tủ mát, máy tính, lắp đặt mạng, các thiết bị bán lẻ (đầu đọc mã vạch, máy in hóa đơn, máy in tem mã vạch, máy kiểm kê, két đựng tiền,…).
- An ninh siêu thị: Để tăng cường theo dõi, giám sát cửa hàng – siêu thị nhằm giúp giảm thiểu tối đa lượng hàng, tiền thất thoát thì bạn có thể lắp đặt hệ thống an ninh siêu thị như cổng từ an ninh, camera quan sát. Thực ra, lắp Camera nhiều khi không phải là để theo dõi 100% các hoạt động (vì không đủ thời gian theo dõi) mà chỉ là “đòn tâm lý” với kẻ xấu bên ngoài và với những nhân viên “có tính tắt mắt” mà thôi. Để tăng tính kiểm soát nội bộ, các bạn có thể tham khảo bài viết Quản lý nhân viên bán hàng.
- Thiết kế nội thất, giá kệ siêu thị: Giá kệ siêu thị ngoài việc để trưng bày hàng hóa với mục đích tạo tính thẩm mỹ trong mắt khách hàng thì sử dụng giá kệ siêu thị còn giúp tiết kiệm diện tích cho cửa hàng của bạn. Đối với siêu thị, cửa hàng lớn thì chắc chắn bạn phải có kho để chứa hàng dự trữ vì vậy sử dụng kệ kho là giải pháp tốt nhất cho bạn.
- Xây dựng hệ thống nhận diện siêu thị (biển hiệu, logo, màu sắc…)
- Thiết kế website cho siêu thị hoặc công ty: Website ngoài nhiệm vụ góp phần quảng cáo giới thiệu về hình ảnh thương hiệu kinh doanh của bạn thì nó còn cung cấp cho khách hàng thông tin về hàng hóa, chính sách giá cả, khuyến mại, điều kiện giao hàng, tin tức kinh doanh của siêu thị… nhằm thu hút thêm lượng khách tới mua hàng.
- Tư vấn và đào tạo quản lý, bán hàng cho nhân viên siêu thị: Như các bạn đã biết, nhân viên bán hàng là bộ mặt của bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào. Chính họ là người tiếp xúc với khách hàng và cũng chính họ là người đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì thế việc đào tạo kinh nghiệm quản lý, kỹ năng bán hàng cho nhân viên sẽ giúp phần thúc đẩy doanh thu bán hàng của siêu thị.
- Mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cần bao nhiêu vốn? Câu hỏi này đã được nhiều ý kiến của những người có kinh nghiệm mở siêu thị mini trước đó góp ý như sau:
Với câu hỏi mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn thì bạn phải xác định được quy mô siêu thị mà bạn mở ra.
Mặt bằng để trưng bày tốt nhất nên từ 50-60m2, kho chứa hàng từ 16-20m2. Mặt tiền tốt nhất nên lớn hơn 6m2. Nếu mặt bằng của bạn phải thuê thì bạn sẽ phải tính chi phí thuê mặt bằng còn nếu không thì bạn chỉ cần tính chi phí để mua các thiết bị bán hàng. Nếu phần xây dựng trên mặt bằng 150m2, tốn khá nhiều tiền, ước tính cho phần xây dựng và trang trí rơi vào khoảng 150m2 x 650.000 = 97.500.000 đồng.
Về trang thiết bị, công cụ quản lý siêu thị: Khoảng 35tr-50tr cho kệ quầy trưng bày và khoảng 15tr cho máy tính, phần mềm quản lý bán hàng, thiết bị bán lẻ cơ bản (đầu đọc mã vạch, máy in hóa đơn, giấy in hóa đơn).
Dự trù lương tháng cho tối thiểu 5 nhân viên hướng dẫn cho người mua hàng, nhân viên nhập hàng, nhân viên thu ngân.
Về hàng hóa, bạn phải bán đủ các nhóm hàng cơ bản. Tiền vốn mua hàng lần đầu ít nhất là 200tr. Chỉ nên chọn các mặt hàng có thương hiệu.
Phần vốn lưu động khoảng 150tr-200tr là bạn tạm đủ để kinh doanh cho một siêu thị mini rồi. Vấn đề quan trọng là đầu ra của hàng hoá mà th
Đăng nhận xét