Xu hướng bài trí cửa hàng
Bài trí cửa hàng có phong cách giúp tạo điểm nhấn và gây ấn tượng với khách hàng nhưng chuyện này thường được làm một cách vô thức và bị rập khuôn một cách nhàm chán. Có cửa hàng bán đồ dùng nhà bếp lại trưng bày y như… cửa hàng bán đồ thời trang. Cũng treo, cũng móc, cũng kệ nhiều tay…Có thể có hàng loạt biến tấu của cửa hàng, nhưng tựu trung, có ba kiểu thiết kế cửa hàng cơ bản mà bạn cần xem xét:
1. Lưu thông theo các khối (thiết kế kiểu kẻ ô)
* Các quầy kệ được xếp thành các đường song song.
* Mục đích là làm tăng tối đa không gian bán hàng.
2. Kiểu tự do
* Tự do đi lại theo các hướng.
* Các quầy kệ được đặt theo các kiểu mở (open).
* Khuyến khích khách hàng lựa chọn sản phẩm.
3. Kiểu Boutique
* Sắp xếp cửa hàng thành những khu vực phần nào riêng biệt với nhau, mỗi khu vực được xây theo một chủ đề mua sắm.
* Kiểu này thường dành cho các cửa hàng chuyên.
Bạn cần phải làm thoả mãn nhiều yếu tố trong cùng một không gian trưng bày: phải giới thiệu được tối đa hàng hoá tại tất cả các khu vực của cửa hàng, lại phải đảm bảo tầm nhìn từ lối đi chính đến các bức tường xung quanh. Cách sử dụng các quầy cũng phải chú ý rằng quầy kệ thấp để phía trước, cao dần về phía sau, và quầy kệ cao nhất để phía cuối.
Như thế, bạn sẽ thấy phong cách thiết kế cửa hàng thật ra khác biệt nhau ở hai điểm: lối đi và cách bố trí kệ, tủ và bài trí lối đi trong cửa hàng. Hiện nay, ngoài các trung tâm, người ta làm biến mất tối đa các tủ đựng sản phẩm mà quên rằng, nó lại có một giá trị lớn lắm: làm sang trọng hoá sản phẩm. Ngoài ra, các tủ còn làm tăng độ sáng bóng, lung linh của hàng hoá. Nhiều khách hàng còn mặc định một suy nghĩ: hàng nào trưng trong tủ thì là hàng “xịn” hơn.
Cho dù theo phong cách nào, thì vẫn phải chừa lối đi với bề rộng lối đi giữa hai dãy hàng là 1,2m. Tránh tuyệt đối việc thu hẹp không gian này. Vì bạn có nhớ cái lần gần đây nhất, mình đi mua hàng và cứ phải hót bụng, cố gắng lách đi giữa mớ hàng. Tâm trạng của mình không thể thoải mái được làm sao mà “thoả sức mua…”.
1. Lưu thông theo các khối (thiết kế kiểu kẻ ô)
* Các quầy kệ được xếp thành các đường song song.
* Mục đích là làm tăng tối đa không gian bán hàng.
2. Kiểu tự do
* Tự do đi lại theo các hướng.
* Các quầy kệ được đặt theo các kiểu mở (open).
* Khuyến khích khách hàng lựa chọn sản phẩm.
3. Kiểu Boutique
* Sắp xếp cửa hàng thành những khu vực phần nào riêng biệt với nhau, mỗi khu vực được xây theo một chủ đề mua sắm.
* Kiểu này thường dành cho các cửa hàng chuyên.
Bạn cần phải làm thoả mãn nhiều yếu tố trong cùng một không gian trưng bày: phải giới thiệu được tối đa hàng hoá tại tất cả các khu vực của cửa hàng, lại phải đảm bảo tầm nhìn từ lối đi chính đến các bức tường xung quanh. Cách sử dụng các quầy cũng phải chú ý rằng quầy kệ thấp để phía trước, cao dần về phía sau, và quầy kệ cao nhất để phía cuối.
Như thế, bạn sẽ thấy phong cách thiết kế cửa hàng thật ra khác biệt nhau ở hai điểm: lối đi và cách bố trí kệ, tủ và bài trí lối đi trong cửa hàng. Hiện nay, ngoài các trung tâm, người ta làm biến mất tối đa các tủ đựng sản phẩm mà quên rằng, nó lại có một giá trị lớn lắm: làm sang trọng hoá sản phẩm. Ngoài ra, các tủ còn làm tăng độ sáng bóng, lung linh của hàng hoá. Nhiều khách hàng còn mặc định một suy nghĩ: hàng nào trưng trong tủ thì là hàng “xịn” hơn.
Cho dù theo phong cách nào, thì vẫn phải chừa lối đi với bề rộng lối đi giữa hai dãy hàng là 1,2m. Tránh tuyệt đối việc thu hẹp không gian này. Vì bạn có nhớ cái lần gần đây nhất, mình đi mua hàng và cứ phải hót bụng, cố gắng lách đi giữa mớ hàng. Tâm trạng của mình không thể thoải mái được làm sao mà “thoả sức mua…”.
Tags: tư vấn phong thủy
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đăng nhận xét