Phát hiện hay về tâm lý khách hàng để thiết kế cửa hàng hiệu quả



Biết được cách di chuyển của khách hàng cũng sẽ giúp bạn có thể thiết kế cửa hàng của mình tốt hơn. Hôm nay, xin chia sẻ cùng bạn phát hiện hay về tâm lý khách hàng để thiết kế cửa hàng hiệu quả.

Gần 90% khách hàng có khuynh hướng rẽ phải và đi theo hướng ngược kim đồng hồ khi bước vào một cửa hàng. Những lối đi rộng khiến khách hàng rảo bước nhanh hơn trong khi những lối đi hẹp hơn lại có khả năng làm khách hàng bước chậm lại và ngắm nhìn những món hàng hàng hóa xung quanh. Việc nhận biết được những thói quen trong cách di chuyển của khách hàng sẽ giúp bạn tăng thêm tính hiệu quả trong việc thiết kế cửa hàng một cách khoa học và hấp dẫn thông qua việc sắp xếp luồng lưu thông trong cửa hàng dựa trên những kinh nghiệm đã được chứng minh về tính đúng đắn của nó. Cùng xem những cách khách hàng di chuyển trong cửa hàng của bạn nhé!

1. Rẽ phải

Hầu hết chúng ta đều thuận tay phải, nhưng ắt hẳn bạn không biết rằng chúng ta cũng thuận cả chân phải?Nếu bạn còn nghi ngờ, hãy thử để ý xem khi bạn bước lên một bậc thềm, chân nào có khuynh hướng chi phối hướng đi của bạn? Những người thuận chân phải thường có thói quen đi ngược chiều kim đồng hồ khi đi dạo một vòng trong cửa hàng. Lý thuyết là vậy, vậy làm thế nào để bạn có thể tận dụng điều này vào thực tế?






Nào ta cùng nhìn lại xem quầy tính tiền của cửa hàng bạn đặt ở đâu nhé. Như chúng ta biết, hầu hết khách hàng khi bước vào cửa hàng vào rẽ phải, và họ gặp ngay quầy tính tiền? Điều này sẽ làm khách hàng ít nhiều giảm ngay hứng khởi mua sắm bởi một thông điệp vô tình: Mình sẽ tốn tiền rồi đây… Một câu hỏi khác được đặt ra: bạn có đặt bất kỳ một vật chắn lớn nào (dù chỉ là nhằm mục đích trang trí) ở phía trước cửa hàng hay không? Nếu là như vậy, chính điều này sẽ tạo nên sự tắc nghẽn trong lưu thông tại cửa hàng bạn. Nếu khách khi vừa bước vào cửa hàng thì đã chạm trán ngay sự tắc nghẽn thì bạn hãy cứ tin rằng họ sẽ bỏ đi ngay lập tức thay vì cố gắng chen chúc nhau hay chờ đợi những người khác đi qua.

2. Rộng, hẹp và sự tắc nghẽn

Khi nói về các cách thức lưu thông trong một cửa hàng, không gì có thể tốt hơn việc nói về cách thiết kế bên trong một cửa hàng. Ta cùng tìm hiểu xem việc thiết kế đúng sẽ tác động tốt như thế nào đến việc lưu thông trong cửa hàng nhé!

Những lối đi rộng sẽ khiến khách đi qua nhanh hơn ngay cả những món hàng mà họ có ý định mua trước khi bước vào cửa hàng. Thoạt nghe những lối đi rộng này có vẻ khá ổn đối với những cửa hàng có quy mô lớn, nhưng lại là một sai lầm đối với những của hàng bán lẻ chuyên dụng nhỏ. Vì theo khảo sát thì mỗi khách hàngchỉ dành trung bình khoảng 8 phút cho việc mua sắm trong cửa hàng. Với khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy khách hàng sẽ không thể nhìn thấy nhiều loại hàng hóa khác nhau trong cùng một lúc. Chúng ta cần làm khách hàng bước chậm lại để họ có thể thấy thêm nhiều hàng hóa mà chúng ta đang có. Việc cần làm là thiết lập những lối đi có độ rộng vừa phải buộc khách hàng di chuyển chậm lại và chú ý nhiều hơn đến những sản phẩm mà ta đang bày bán, nhưng cũng đừng quá hẹp mà tạo ra sự tắc nghẽn. Đó quả là một bài toán khó khi ta vừa phải đảm bảo việc một nửa trước cửa hàng không bị tắc nghẽn trong khi ta vẫn muốn khách hàng sẽ dừng lại ở cửa hàng của ta lâu hơn. Do vậy, nơi lý tưởng nhất mà khách hàng thường nán lại là ở phía cuối cửa hàng. Để đạt được điều này, bạn nên sắp xếp sao cho các món hàng được trưng bày với mật độ thưa hơn ở phần trước của cửa hàng và ngược lại tỷ lệ này sẽ được tăng dần khi càng về nửa sau cửa hàng, nơi mà khách hàng có khuynh hướng nán lại lâu hơn để nhìn ngắm các sản phẩm.






Một lưu ý quan trọng nữa trong việc sắp xếp trong cửa hàng mà ta cần quan tâm là các giá kệ hay vật dụng trưng bày có hình tròn. Mặc dù những vật dụng hình tròn có thể dựng rất nhiều hàng hóa nhưng hãy cân nhắc cẩn thận khi sắp đặt chúng theo dọc lối đi. Khách hàng rất có thể sẽ không đi hết một vòng quanh loại vật dụng này và một số khác có thể nhìn thấy ngay cửa ngay khi họ vừa nhìn ngắm hàng hóa xong. Nơi lý tưởng để đặt những vật dụng trưng bày có dạng tròn là tại phần cuối của cửa hàng nơi khách hàng cần quay vòng lại.

Nói về các vật dụng trưng bày dạng tròn, luồng lưu thông của khách hàng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi hình dạng của các vật dụng trưng bày nói chung. Những vật dụng trưng bày có hình dạng như cột hình vuông hoặc có góc cứng thường mang lại sự cản trở sự lưu thông. Thay vào đó, việc làm tròn cạnh hơn các cột vuông hay làm cho khu vực tường trở nên lõm hơn so với bình thường sẽ làm cho cửa hàng của bạn nên hấp dẫn, mời gọi hơn trong khi điều này cũng cải thiện ít nhiều luồng lưu thông trong cửa hàng.

Khi bước vào cửa hàng của bạn, khách hàng thường di chuyển sang bên phải. Do đó, họ phải nhìn ra phía trước khi di chuyển. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể tìm ra chính xác nơi họ nhìn? Như một vấn đề của thực tế, chúng tôi có một gơi ý nhỏ: Khi bước vào một cửa hàng, khách hàng thường nhìn vào bức tường bên phải của cửa hàng ở một góc 45 độ tính từ lối vào. Điều này gợi ý cho ta việc cung cấp một điều gì đó thật hấp dẫn tại đây để khuyến khích khách hàng cam kết ở lại lâu hơn bên trong cửa hàng của bạn.



Đây được xem như một “điểm hấp dẫn” mà ta có thể tận dụng để bắt được những suy nghĩ, ước muốn thầm kín từ khách hàng. Những điều mà ta thể hiện nên phản ánh trực tiếp lối sống mà họ đang hướng đến hay khao khát. Đó có thể là những hình ảnh về cuộc sống, họa tiết, áp phích,…bạn nên sắp đặt chúng tại vị trí này để nâng cao mức độ “chào đón” trong cửa hàng của bạn. Bây giờ hãy nhìn vào những gì mà cửa hàng bạn đang có nào. Có bất kỳ chi tiết nào trong cửa hàng của bạn nói cho khách hàng biết rằng cửa hàng của bạn là một chuỗi dài không dứt những thứ mà khách hàng khao khát? “Nếu vậy, bạn đang tạo ấn tượng về một cái bẫy không gian. Khách hàng luôn hào hứng đi tìm kiếm và khám phá những cửa hàng mà họ không thấy lối ra.Thông thường, điểm kết thúc lý tưởng này là khoảng 9m tính từ lối vào của cổng chính. Hãy trợ giúp khách hàng của bạn tránh được cảm giác họ có thể bị mắc kẹt trong cửa hàng bạn bằng cách sử dụng tầng hay sơ đồ hướng dẫn để cho họ thấy làm thế nào để đi vào hay đi ra.

3. Phân tích sơ đồ cửa hàng

Bạn có thể làm một cuộc phân tích nhỏ với những gợi ý sau của chúng tôi: Luồng lưu thông trong cửa hàng bạn có tốt không? Có khu vực nào của cửa hàng mà bạn không nhìn thấy được luồng lưu thông? Hãy thử kỹ thuật đơn giản này: Vẽ một sơ đồ cửa hàng và đếm số lượng người mua sắm ở những nhóm sản phẩm khác nhau. Sử dụng công cụ này để xác định các khu vực của cửa hàng của bạn không nhận được luồng lưu thông nhiều như bạn cần, sau đó điều chỉnh lại mô hình luồng lưu thông của bạn.

Lưu lượng khách hàng trong cửa hàng giống như một dòng sông. Bạn hãy sử dụng những phát hiện hay về tâm lý khách hàng trong bài viết này để giữ cho hàng hóa đầy đủ và thiết kế cách mà khách hàng sẽ di chuyểntrong cửa hàng bạn thật tốt nhé!

Chúc bạn thành công!




Đăng nhận xét

 

© 2010 Thiết kế siêu thị thời trang, mỹ phẩm, dược phẩm, quà tặng...Nội Thất Cosp Nội thất Cosp- www.cosp.com.vn