Phong thủy cho cửa hàng kinh doanh thuận lợi




 Để quầy hàng được như ý, bạn có thể tham khảo và áp dụng những gợi ý sau:

- Quầy hàng nên bố trí ở phương vị sinh khí. Hướng tốt nhất mang lại vượng khí là hướng Thanh Long (phía bên trái - tính từ trong cửa hàng ra).

- Quầy thu ngân nên xa vòi nước, tránh “lậu thủy”.

- Phòng tài vụ là nơi lưu giữ tiền bạc của cửa hàng nên cũng cần lựa chọn kỹ tránh hao hụt.

Trong quầy hàng có thể bày thêm cá cảnh trang trí. Tuy nhiên, cần lưu ý trong bể cá nên có một con cá vàng đen. Vì màu đen là màu của Thủy và cũng là tượng trưng cho tiền bạc.

Để tăng thêm tài vận, cửa hàng nên đặt các con vật: nghê đá, tỳ hưu hoặc cóc tía ba chân.

Cửa hàng nên có hiên che mưa che nắng, tạo không khí ấm cúng. Mặt tiền của nó nên có hè đường đủ rộng để tụ khí.
Bố trí nội thất cửa hàng phù hợp nhằm đem lại không gian sáng sủa, gọn gàng, đẹp mắt, không chỉ thu hút được khách hàng về mỹ quan mà còn đảm bảo có lợi cho sức khỏe mọi người.


Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét


Mặt tiền ảnh hưởng tới kinh doanh




Mặt đất trống trước mặt cửa hàng là điểm thu hút và hội tụ vượng khí cho nơi này. Nó còn có tên gọi là “minh đường”. Từ minh đường có thể bao quát tài vận của cả cửa hàng. Minh đường rộng rãi, sáng sủa và bằng phẳng thì công việc kinh doanh buôn bán của chủ nhân sẽ phát tài. Nếu minh đường bày nhiều hàng hóa hoặc có nhiều quầy hàng bán lẻ sẽ giảm tụ khí.

Căn cứ vào cự ly, khoảng cách xa gần mà người ta chia minh đường thành nội minh đường, trung minh đường và ngoại minh đường.

Đại sảnh có thể được coi là nội minh đường. Nội minh đường kỵ các vật cản như cột điện, tường bao, cột quảng cáo. Tại đây, luôn thắp đèn sáng suốt ngày đêm, tạo không khí ấm áp, tăng dương khí, giảm âm khí thu hút tài lộc cho cửa hàng.

Trung minh đường là vị trí rất quan trọng. Đây cũng là nơi nạp sinh khí cho cửa hàng.

Cửa hàng nếu lùi vào, cách xa đường 1 chút là vị trí tốt nhất để tụ khí. Nếu cửa hàng sát mặt đường thì khí chỉ đi qua mà không vào. Chủ nhân cũng nên chú ý đến con đường dẫn vào cửa hiệu của mình. Vì đường là Thủy, Thủy chính là tài lộc. Không nên để con đường đâm thẳng vào cửa chính của cửa hàng. Nếu không thể tránh được thì nên để thiết kế cửa lệch đi 1 chút nhằm tránh sát khí, bất lợi cho công việc kinh doanh.


Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét


Chọn hướng cửa hàng theo mệnh gia chủ




Người tuổi Tý
- Kỵ tọa Nam (Mùi sơn) hướng Bắc
- Hướng tốt: tọa Đông hướng Tây, tọa Bắc hướng Nam, tọa Tây hướng Đông.

Người tuổi Sửu
- Kỵ tọa Đông (Thìn sơn) hướng Tây
- Hướng tốt: tọa Bắc hướng Nam, tọa Tây hướng Đông, tọa Nam hướng Bắc.
Người tuổi Dần
- Kỵ tọa Bắc (Sửu sơn) hướng Nam, tọa Tây (Trung sơn) hướng Đông.
- Hướng tốt: tọa Đông hướng Tây, tọa Nam hướng Bắc, tọa Bắc hướng Đông.
Mệnh gia chủ và hướng cửa hàng quyết định sự thành bại của việc kinh doanh
Người tuổi Mão
- Kỵ tọa Tây (Dậu sơn) hướng Đông
- Hướng tốt: tọa Bắc hướng Nam, tọa Nam hướng Bắc, tọa Đông hướng Tây.
Người tuổi Thìn
- Kỵ tọa Nam (Mùi sơn) hướng Bắc
- Hướng tốt: tọa Tây hướng Đông (trừ tọa Tây hướng Tuất), tọa Bắc hướng Nam, tọa Đông hướng Tây.
Người tuổi Tỵ
- Kỵ tọa Tây (Thìn sơn) hướng Đông
- Hướng tốt: tọa Nam hướng Bắc, tọa Bắc hướng Nam.
Người tuổi Ngọ
- Kỵ tọa Bắc (Tý sơn) hướng Nam
- Hướng tốt: tọa Đông hướng Tây, tọa Tây hướng Đông, tọa Nam hướng Bắc.
Người tuổi Mùi
- Kỵ tọa Tây (Tuất sơn) hướng Đông
- Hướng tốt: tọa Bắc hướng Nam, tọa Nam hướng Bắc, tọa Đông hướng Tây.



Người tuổi Thân
- Kỵ tọa Nam (Mùi sơn) hướng Bắc
- Hướng tốt: tọa Bắc hướng Nam, tọa Đông hướng Tây, tọa Tây hướng Đông.
Người tuổi Dậu
- Kỵ tọa Đông (Thìn sơn) hướng Tây
- Hướng tốt: tọa hướng Bắc hướng Nam, tọa Nam hướng Bắc, tọa Tây hướng Đông.
Người tuổi Tuất
- Kỵ tọa Bắc (Sửu sơn) hướng Nam
- Hướng tốt: tọa Nam hướng Bắc, tọa Tây hướng Đông, tọa Đông hướng Tây.
Người tuổi Hợi
- Kỵ tọa Tây (Tuất sơn) hướng Đông
- Hướng tốt: tọa Bắc hướng Nam, tọa Đông hướng Tây, tọa Nam hướng Bắc.


Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét


Xu hướng bài trí cửa hàng



Bài trí cửa hàng có phong cách giúp tạo điểm nhấn và gây ấn tượng với khách hàng nhưng chuyện này thường được làm một cách vô thức và bị rập khuôn một cách nhàm chán. Có cửa hàng bán đồ dùng nhà bếp lại trưng bày y như… cửa hàng bán đồ thời trang. Cũng treo, cũng móc, cũng kệ nhiều tay…Có thể có hàng loạt biến tấu của cửa hàng, nhưng tựu trung, có ba kiểu thiết kế cửa hàng cơ bản mà bạn cần xem xét:

1. Lưu thông theo các khối (thiết kế kiểu kẻ ô)

* Các quầy kệ được xếp thành các đường song song.
* Mục đích là làm tăng tối đa không gian bán hàng.

2. Kiểu tự do

* Tự do đi lại theo các hướng.
* Các quầy kệ được đặt theo các kiểu mở (open).
* Khuyến khích khách hàng lựa chọn sản phẩm.

3. Kiểu Boutique

* Sắp xếp cửa hàng thành những khu vực phần nào riêng biệt với nhau, mỗi khu vực được xây theo một chủ đề mua sắm.

* Kiểu này thường dành cho các cửa hàng chuyên.

Bạn cần phải làm thoả mãn nhiều yếu tố trong cùng một không gian trưng bày: phải giới thiệu được tối đa hàng hoá tại tất cả các khu vực của cửa hàng, lại phải đảm bảo tầm nhìn từ lối đi chính đến các bức tường xung quanh. Cách sử dụng các quầy cũng phải chú ý rằng quầy kệ thấp để phía trước, cao dần về phía sau, và quầy kệ cao nhất để phía cuối.

Như thế, bạn sẽ thấy phong cách thiết kế cửa hàng thật ra khác biệt nhau ở hai điểm: lối đi và cách bố trí kệ, tủ và bài trí lối đi trong cửa hàng. Hiện nay, ngoài các trung tâm, người ta làm biến mất tối đa các tủ đựng sản phẩm mà quên rằng, nó lại có một giá trị lớn lắm: làm sang trọng hoá sản phẩm. Ngoài ra, các tủ còn làm tăng độ sáng bóng, lung linh của hàng hoá. Nhiều khách hàng còn mặc định một suy nghĩ: hàng nào trưng trong tủ thì là hàng “xịn” hơn.

Cho dù theo phong cách nào, thì vẫn phải chừa lối đi  với bề rộng lối đi giữa hai dãy hàng là 1,2m. Tránh tuyệt đối việc thu hẹp không gian này. Vì bạn có nhớ cái lần gần đây nhất, mình đi mua hàng và cứ phải hót bụng, cố gắng lách đi giữa mớ hàng. Tâm trạng của mình không thể thoải mái được làm sao mà “thoả sức mua…”.


Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét


Những điều nên biết trước khi mở cửa hàng





Bạn đang muốn mở một cửa hàng của riêng mình. Các vấn đề tiền vốn, nguồn hàng, nhân viên, tủ kệ ... đều đã đâu vào đó. Nhưng bạn vẫn chưa tìm được địa điểm ưng ý để đặt cửa hàng. Vậy phải biết làm sao? Điều gì sẽ quyết định sự thành bại trong việc kinh doanh của một cửa hàng? Theo một  chuyên gia lâu năm trong nghề, có 3 yếu tố: Thứ nhất là vị trí, thứ hai là vị trí và thứ ba ... cũng là vị trí.
Tất nhiên, việc tìm vị trí để đặt cửa hàng phụ thuộc vào các yếu tố: Bạn định bán cái gì, đồ ăn hay hàng hiệu; đối tượng khách của mình là ai, nam phụ hay lão ấu; người ta sẽ biết đến cửa hàng của mình nhờ cái gì, độc đáo hay chu đáo; và mình sẽ cần diện tích là bao nhiêu, một gian hay hai gian v.v...

Bạn định bán cái gì?

Đương nhiên hàng hóa khác nhau đòi hỏi vị trí khác nhau. Thí dụ, trung tâm mua sắm của một quận ngoại ô sẽ không phải là nơi thích hợp để bán hàng lưu niệm cho Tây hoặc Diamond Plaza rõ ràng không phải là nơi để mở hiệu tạp hóa bán mì ăn liền.

Có thể tạm phân các cửa hàng thành 3 loại chính: Thứ nhất là các cửa hiệu tạp hóa, nơi bán đủ thứ linh tinh cho nhu cầu hàng ngày, từ sữa bột đến mì gói, từ lon Coca cho tới chiếc bật lửa; Thứ hai là cửa hiệu chuyên biệt, bán những thứ giá trị cũng tầm tầm nhưng không dành cho tiêu dùng hàng ngày, như đồ điện, quần áo v..v. Cuối cùng là các cửa hàng bán hàng có giá trị cao hẳn như máy ảnh, tủ lạnh, đồ nội thất, xe máy, ô tô v..v.

Với loại hàng có giá bình dân, phục vụ nhu cầu đại chúng nên yêu cầu đầu tiên đặt ra với một hiệu tạp hóa là “dễ tiếp cận” đối với mọi đối tượng khách hàng. Nó cũng phải cho phép khách hàng thực hiện việc mua bán với tốc độ nhanh, không phải tìm chỗ đỗ xe phiền hà, không phải xếp hàng chờ thanh toán hàng giờ như ở Big C hay Metro. Vị trí thích hợp cho nó sẽ là giữa khu dân cư đông đúc, tiện đường qua lại để tạt vào trên đường đi làm về hoặc sai con chạy ra mua cái gì đó trong lúc đang nấu cơm, tỉ dụ như gói bột nêm. Các trung tâm thương mại, vì vậy, không phải là vị trí thích hợp cho hiệu tạp hóa.

Cửa hiệu chuyên biệt, như tên gọi đã chỉ ra, bán hàng chuyên hơn và phục vụ đối tượng hẹp hơn nên khách hàng thường là không ngại đi xa một chút để mua. Thí dụ điển hình là đồ điện (bóng đèn, ổ cắm, công tắc) hay đồ chơi trẻ em. Cửa hiệu chuyên biệt, nếu đặt cạnh các cửa hàng chuyên bán hàng có giá trị cao, cũng rất tốt cho công việc kinh doanh.

Cửa hàng là nơi bán hàng có giá trị cao hẳn và không phục vụ nhu cầu thường xuyên, như đồ nội thất hay xe ôtô là ví dụ. Vì giá trị của hàng hóa cao nên khách hàng thường có xu thế so sánh giá trước khi quyết định mua. Vì vậy, nếu đặt cửa hàng gần những cửa hàng bán đồ tương tự thì công việc kinh doanh sẽ thuận lợi hơn. Các cửa hàng chuyên bán đồ sứ vệ sinh và đồ nhà tắm trên phố Cát Linh, Hà Nội hay các cửa hàng chuyên bán đồ điện tử tại đường Huỳnh Thúc Kháng, TP HCM có thể đã hiểu rất rõ nguyên tắc này.

Khách hàng của bạn là ai?

Câu hỏi này bạn cũng có thể trả lời được, sau khi điều tra thật kỹ khu vực mà bạn định đặt cửa hàng, xem dân cư quanh đó, hoặc những người thường xuyên đi qua đó có phải là đối tượng mà bạn định nhắm tới hay không. Đừng suy diễn mà hãy tới tận nơi, hỏi chuyện các cửa hàng lân cận hoặc nói chuyện với các cụ về hưu để tìm hiểu xem dân cư ở đó thế nào, thí dụ như bao nhiêu dân, tuổi tác, trình độ, tỷ lệ nam nữ, già trẻ, thu nhập bình quân, thói quen mua sắm v.v... Tóm lại là một cuộc “điều tra dân số” nho nhỏ để đặt cửa hàng vào đúng nơi mà khách hàng của bạn sống, làm việc và mua sắm.

Đừng nghĩ cứ nhiều người qua lại thì sẽ đông khách. Không nhất thiết. Ai cũng muốn đặt cửa hàng ở vị trí có nhiều người qua lại nhưng vấn đề đôi khi không nằm ở lưu lượng. Hãy tự hỏi: có bao nhiêu người trong số “qua lại” ấy là khách hàng mục tiêu?

Cửa hàng nhỏ có thể có lợi khi đặt cạnh cửa hàng lớn bởi nó tận dụng được lưu lượng khách đi qua. Chỉ cần 30% trong số họ tò mò rẽ vào, bạn đã có một lượng khách hàng kha khá. Vì vậy, hãy đến tận nơi và để ý lưu lượng người đi qua vị trí mà bạn định đặt cửa hàng. Hãy để ý đến thành phần của những người qua lại ấy và nhiều chi tiết tưởng chừng không liên quan khác, thí dụ như có phương tiện công cộng nào dừng ở đó hay không, xe buýt chẳng hạn.

Ngoài những yếu tố trên, tất nhiên bạn còn phải cân nhắc tới các yếu tố khác, như chi phí, hàng xóm cửa hàng của bạn là ai…Những điều tưởng như đơn giản đó đôi khi lại rất quan trọng, ví dụ bạn bán đồ hiệu mà lại đặt cửa hàng ở một phố chuyên bán “hàng thùng” thì đó không phải là một ý tưởng hay. Các bà, các chị chuyên dùng đồ hiệu chắc sẽ không muốn xuất hiện ở những nơi chuyên bán đồ “sale” hay “hàng thùng”.

Vấn đề nữa là chỗ để xe. Thời buổi mà phương tiện cá nhân vẫn chiếm vai trò chủ đạo, chỗ để xe có ý nghĩa quan trọng. Đừng tìm cách mở siêu thị ngay mặt tiền của đường một chiều có vỉa hè hẹp. Làm thế là tự sát. Tùy theo dạng cửa hàng, nhìn chung cứ 100m2 bán hàng thì phải có từ 45m2 đến 70m2 chỗ để xe máy và ô tô. Hãy xem Metro và BigC, tuy khá xa trung tâm thành phố nhưng do quy mô lớn, tập trung nhiều hàng hoá và quan trọng là có… chỗ đỗ xe rộng nên khách hàng rất đông.

Hãy điều tra thật kỹ khu vực mà bạn định đặt cửa hàng, xem dân cư quanh đó, hoặc những người thường xuyên đi qua đó có phải là đối tượng mà bạn định nhắm tới hay không.


Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét


Những yếu tố tạo nên sự khác biệt cho cửa hàng của bạn





Việc bài trí và sắp xếp cửa hàng nên tuân theo một số quy tắc nhất định để đảm bảo việc trưng bày hàng hoá luôn mang đến cảm giác thanh lịch và thoải mái cho khách hàng.

Địa điểm:

Nên chọn những khu vực nhiều người qua lại, tốt nhất là giao điểm của nhiều hướng lưu thông khác nhau. Ví dụ, nếu quầy hàng nằm trong siêu thị thì có thể nằm trên giao điểm của 2 hoặc 3 luồng giao thông.

Nên chú ý là hệ thống giao thông Việt Nam thuộc dạng “tay phải”, vì thế khi bước chân vào siêu thị hay quầy hàng, khách hàng có khuynh hướng rẽ phải.

Nếu vị trí của quầy hàng có một mặt tựa vào tường của siêu thị, vì bức tường là một điểm tựa tốt giúp khuếch trương thương hiệu với những poster hoặc bảng hiệu quảng cáo. Tuy nhiên, không gian tiếp xúc với khách hàng sẽ giảm xuống. Nếu vị trí của gian hàng kiểu “ốc đảo”, thì cơ hội khuếch trương thương hiệu với poster sẽ giảm đi, nhưng bù lại thì không gian tiếp xúc với khách hàng lại nhiều hơn. Vì thế, người quản lý nên phân loại thứ tự ưu tiên khi chọn địa điểm cho quầy hàng.

Ánh sáng:

Đóng vai trò quan trọng cho việc trưng bày hàng hoá, thông thường quầy hàng được phối hợp giữa ánh sáng trắng và ánh sáng vàng. Cũng nên khảo sát thêm nguồn sáng chính của siêu thị là nguồn sáng màu gì để có thể điều tiết ánh sáng cho quầy hàng phù hợp hơn.

Thiết kế quầy hàng:

Theo phong cách nào? Phong cách mở hay phong cách đóng? Phong cách mở là tạo ra khoảng không gian rộng giữa 2 kệ trưng bày hàng hoá, và 2 kệ này được xếp theo dạng 2 cánh cửa mở rộng hình chữ V, và khoảng cách tối thiểu là 1,2 m. Không gian đóng thì khoảng cách giữa 2 kệ có thể hẹp hơn 1,2 m và 2 kệ được xếp theo kiểu dạng song song, sát nhau (kiểu này rất thông dụng ở Việt Nam vì tiết kiệm được mặt bằng). Thông thường, không gian mở tạo cảm giác tâm lý thân thiện và thoải mái hơn kiểu không gian đóng.

Sắp xếp hàng hoá:

Nên trưng bày những poster và loại hàng hoá bắt mắt khách hàng ở những trục giao thông chính, đây chính là những con mồi để chào mời khách hàng bước vào quầy hàng của mình. Những poster và hàng hoá trưng bày này nên được thay đổi ít nhất 2 tháng/lần để tạo cảm giác mới mẻ cho khách hàng.

Ngoài những yếu tố trên, việc chọn nguyên vật liệu cho nội thất cửa hàng, quầy kệ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Chính những chi tiết và chất lượng của nội thất trong cửa hàng sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các thương hiệu mỹ phẩm đẳng cấp cao với các thương hiệu bình dân đại chúng khác.


Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét


Các không gian chính trong cửa hàng




Mục đích của việc phân chia các khu vực trong cửa hàng
– Trưng bày những sản phẩm mới và hấp dẫn.
– Thu hút sự chú ý của khách hàng và lôi kéo họ vào cửa hàng.
– Tạo nên một chủ đề/thông điệp cho cửa hàng.
– Quyết định chủ đề/thông điệp của cửa hàng.
Điều kỳ diệu và niềm hãnh diện cho khách hàng cũ là họ có thể đến và tìm chính xác món hàng mình cần tại một khu đặc trưng trong cửa hàng, đặc biệt là nếu họ dẫn thêm bạn bè tới mua. Hãy tạo cho khách hàng cảm giác này bằng cách phân khu bán hàng.
Những khu bán hàng trọng điểm trong một cửa hàng bán lẻ có thể là: những khu chất nhiều sản phẩm; tường và những khu đặc trưng
Bạn có một diện tích bán hàng thật rộng rãi, mặc sức bày biện mọi ý tưởng của mình? Hay là bạn chỉ có một cửa hàng bé xíu, chẳng thể nào cho phép mình chia thành nhiều khu vực khác nhau? Điều đó chẳng quan trọng. Điều quan trọng là tạo cho khách hàng của mình cảm giác ngăn nắp, khoa học lẫn thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian chỉ bằng một vài bí quyết nho nhỏ sau đây: 
Hãy thật chú ý đến những điểm nhấn trong cửa hàng mà khách sẽ bị “dính mắt” vào. Đó có thể là đầu và cuối các cột. Nơi đó, bạn hãy đặt một món hàng mà bạn muốn bán nhất vào. Thông thường, các cửa hàng hay bị thói quen rất cũ là để một kệ bày các món hàng linh tinh. Trong phần lớn trường hợp, nó không có tác dụng nếu bạn không muốn bán hàng đi kèm thành hàng hoá chính. Hãy cho mình một cơ hội làm thoả mãn “sự nhìn” của khách hàng. Khách đang càng ngày càng… lười, nên tốt nhất là giúp họ chọn sẵn theo đúng ý của… người bán. Tâm lý của mọi người là chọn món hàng đặt ngay điểm nhấn này.
Hai vị trí quan trọng không kém là đầu và cuối lối đi với cùng một công thức như trên, có điều, dụng cụ bày hàng phải khác và nhớ đừng làm choán hết lối đi.
Thêm vào đó là một vị trí đặc biệt nhất mà gần như 90% những cửa hàng chúng tôi khảo sát đều bỏ qua: quầy tính tiền. Đây là nơi giữ khách lại lâu nhất trong khi họ đợi thanh toán tiền mua hàng. Bày cho họ vài thứ để xem “giải trí”, họ sẽ mua hàng thêm cho mà xem. Điểm này, thì mọi cửa hàng bán lẻ phải học… siêu thị. Hãy nhớ lại xem, lần cuối cùng bạn đứng chờ tính tiền trong siêu thị, bạn đã thò tay lấy thỏi kẹo cao su hoặc vài thứ linh tinh gì đó có phải là lần gần đây nhất không?
Khu khuyến mãi: khu có nhiều khách hàng đi lại nhất trong cửa hàng. Nơi lý tưởng để trình bày chủ đề của cửa hàng hay giới thiệu những sản phẩm khuyến mãi.


Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét


Những câu hỏi quan trọng trong sắp xếp cửa hàng



Khi trả lời được những câu hỏi này bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc sắp xếp và bài trí của hàng hợp lý và thu hút.
Mua hàng trong cửa hàng có dễ không?



“Dễ” ở đây lại mang hai nghĩa khác nhau: dễ chọn được món hàng, và nó dễ thuyết phục người mua rằng mua hàng của bạn là hợp lý nhất. Tôi đã từng rất phân vân trước một cái giỏ xách, mà xét về kiểu dáng, chất liệu và giá cả thì đều hài lòng. Nhưng vẫn phân vân, vì ngay bên cạnh có một cái giỏ xách khác na ná như thế, nhưng xấu xí hơn, chất liệu tồi hơn nhưng lại được bán với giá cao hơn. Thế là lo ngại mình mua nhầm hàng… chỉ có cái mã bên ngoài.
Cửa hàng của bạn có rối không?
Ít nhất là đừng treo hàng hoá để cho khách tưởng là đang bước vào một cánh rừng. Điều này rất hay xảy ra ở cửa hàng quần áo, vì người bán có khuynh hướng trưng tất cả mẫu mã mình có ra bên ngoài. Và khách hàng bị lọt ngay vào ma trận, chỉ muốn… lui binh.
Mua ở cửa hàng của bạn có chán không?
Cái này, thì phải có thời gian để biết “chán” hay không. Hãy chụp một vài bức ảnh từ trong ra ngoài cửa hàng. Sau đó, chừng một tuần sau, chụp lại cùng những góc ấy. Nếu nó vẫn y nguyên như thế, thì “chán” thật!
Bạn nhấn mạnh hình ảnh nào của cửa hàng?
Cửa hàng của bạn, cho dù nó là một cửa hàng gia đình mở ra nho nhỏ, nhưng người chuyên nghiệp thì cũng phải có một hình ảnh nhất quán. Cửa hàng của bạn phải khác hơn những cửa hàng khác, thì khách hàng mới có hứng thú quay lại. Do đó, nhất thiết phải có một hình ảnh mạnh nhất. “Có hàng xách tay” là một hình ảnh có thể sử dụng, nhưng nó chưa lạ, vì nhiều nơi có, thế thì có thể thêm vào “độc quyền từ hậu trường màn ảnh Hollywood” chẳng hạn.
Khách hàng có dễ dàng di chuyển trong cửa hàng không?
Chỗ này, xem lại số SGTT trước nhé. Chúng tôi có nhấn mạnh về khoảng cách tối thiểu của lối đi trong cửa hàng.
Khách hàng có được “dẫn” vào cửa hàng không?
À, cái này nó liên quan đến rất nhiều “chiêu” khác nhau. Nhưng bạn hãy nhờ một ai đó nói cho bạn biết, khi họ đi ngang qua, họ có muốn bước vào xem thử hay không. Nếu câu trả lời là không, thì bạn nên chờ xem những phần tiếp theo của loạt bài này rồi.
Khách hàng có cảm thấy bị ngộp? lạc?
Trường hợp này hay xảy ra sau khi khách đã lui cui lựa hàng một khoảng thời gian nhất định. Và họ bị… mất phương hướng. Cực kỳ nguy hiểm, vì họ sẽ rất sợ nên chẳng muốn trở lại nữa. Nguyên nhân: bạn bày biện mọi thứ quá màu sắc và rất thiếu khoa học đấy thôi.


Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét


Tầm quan trọng của kệ trưng bày với cửa hàng




Trong cửa hàng, mặc nhiên là ta phải có những vật cố định để trưng bày hàng hoá. Nó không chỉ là một thứ để níu giữ, một điểm tựa của hàng hoá, mà còn gián tiếp làm tăng thêm giá trị của hàng hoá.
 
Một số cửa hàng thuộc loại cao cấp nhưng khi ghé thăm nhìn những cái áo “hàng hiệu mang nhãn hiệu CK, Guess hay Hangten bỗng nhiên… hết sang. Đơn giản là vì toàn bộ áo được máng tất tần tật lên những cái mắc áo rẻ tiền và xếp san sát nhau trên một cái sào trông rất thảm hại. Trong khi đó, ngay cạnh bên, cũng cái áo đó, không gian gần như tương tự, người bán hàng đã rất khéo léo xếp nó ngay ngắn, trang trọng trên một ô kệ riêng biệt.
Kinh nghiệm rút ra: người tiêu dùng mặc nhiên nghĩ rằng, hàng hoá nhiều quá, treo đầy trên các sào như… phơi đồ vừa giặt xong ở nhà thì đó là hàng… “bèo bọt”. Khách hàng xác định giá trị và đẳng cấp của mình thông qua sự phóng chiếu vào món hàng mình mua. Họ không muốn nằm lẫn trong đám đông mà phải thật sự nổi bật, sang trọng.
Lẽ dĩ nhiên, cách trưng bày hàng trên kệ hay trên sào thì cũng có điểm hay. Nhưng cần chú ý đến ý nghĩa của từng cách trưng bày. Hàng hoá nhiều đến ngộp thở, treo san sát nhau trên sào, chất đống trên kệ, sẽ tạo ra cảm giác… đám đông và… giá rẻ. Trong nhiều trường hợp lại rất hữu dụng.
Hãy ghi vào sổ tay của mình những nguyên tắc quan trọng nhất mà một người bán hàng cần phải biết như bài học cơ bản của ngày hôm nay:
-Không sử dụng quá nhiều kệ, tủ và sào trong cùng một cửa hàng, cho dù cửa hàng của bạn là kiểu nào đi chăng nữa.
– Không treo quá nhiều đồ lên sào, kệ nếu bạn không muốn tạo ra cảm giác “bán sỉ” đối với khách hàng.
– Mọi thứ nên có độ cao phù hợp để khách dễ xem và treo sao cho khách hàng có thể nhìn thấy bức tường trưng bày ở xa, tức là vật trưng bày này không được làm che khuất vật trưng bày khác và đảm bảo khách có thể nhìn bao quát toàn bộ cửa hàng/khu vực gian hàng.
– Móc treo đồ cũng nên cùng loại và quay về một hướng, đừng treo bằng dây.
– Sử dụng một số thiết bị chuyên dùng cho từng loại sản phẩm khác nhau.
– Hãy lưu ý điều cuối cùng trong phần kệ và sào, là cho dù bạn muốn cách điệu đến mức nào đi chăng nữa, thì vẫn phải thoả mãn tính năng đầu tiên của nó: làm nổi bật món hàng mà nó trưng bày.


Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét


Hướng đặt cửa hàng hợp phong thủy



Sở hữu một hay nhiều cửa hàng,  hiệu kinh doanh là mơ ước của rất nhiều người. Để góp phần vào sự phát đạt và hưng thịnh của nó phụ thuộc lớn vào địa điểm tọa lạc.
Vì vậy, nên đặt cửa hiệu ở nơi có nhiều người tập trung, qua lại. Những nơi đó giao thông thuận tiện, nhân khí vượng, sức mua lớn.
 
Cửa hiệu nên hướng về chính Bắc hoặc chính Đông không nên đặt theo hướng Đông Bắc, Tây Nam để tránh sát khí của thời tiết. Mặt tiền của cửa hàng nên rộng rãi, vì đây là lối chính - cửa nạp khí cho cả cửa hàng. Bởi vì, không có sinh khí thì không có tài khí thậm chí làm hỏng vận khí của chủ nhân.
 
Không nên chọn những nơi ngã ba hình chữ T hoặc chữ Y để mở cửa hàng. Tại những vị trí này, việc kinh doanh, buôn bán sẽ gặp bất lợi. Hoặc trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường sẽ không có lối thoát hiểm.
 
Nếu buộc phải mở cửa hàng ở đây thì cần phải có các biện pháp hóa giải hung sát:
 
- Sửa mặt tiền cửa hàng lệch để tránh sát khí của đại lộ chiếu trực tiếp.
 
- Trồng cây trước cửa hàng hoặc bày chậu cây cảnh để cản hung sát.
 
- Thường xuyên đổ nước trước cửa hàng vì nước có tác dụng ngăn hung sát…
 


Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét


Thiết kế và thi công siêu thị mini



Thiết kế siêu thị mini
Nhu cầu thiết kế cửa hàng bách hóa' nâng cấp thành siêu thị mini nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tạo thương hiệu để tăng giá trị sản phẩm cũng như đạt được mỹ quan.


Gam màu chủ đạo của cửa hàng là xanh lá với nội thất gồm hệ thống tủ sát tường và kệ trưng bày giữa nhà.
cửa hàng chuyên cung cấp các sản phẩm cho trẻ sơ sinh
Được chia thành nhiều khu vực trưng bày sản phẩm riêng biệt- bày bán nhiều sản phẩm khác nhau- với không gian sâu, chiều rộng không lớn, là đặc trưng của siêu thị trong nội thành.

 


Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét


Thiết kế vàn thi công cửa hàng tiện ích - Hoàng Cầu



Công trình – ProjectThiết kế cửa hàng tiện ích nhập khẩu
Địa chỉ – Location: Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Chủ đầu tư – ClientAnh Ân
Điện thoại - Phone: 0903.220.037
Thời gian thực hiện: 18/7/2011 - 25/7/2011
Diện tích - Square: 50 m2
Ý tưởng thiết kế:
Cửa hàng kinh doanh các sản phẩm gia dụng nhập khẩu từ Thái Lan: rượu, đồ điện dân dụng, quần áo, giày dép,... Cửa hàng giống như một siêu thị nhỏ với đầy đủ các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu gia đình. Thiết kế đơn giản với các khu trưng bày hàng riêng biệt, thuận tiện cho khách hàng lựa chọn và mua hàng.


Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét


Thiết kế và thi công cửa hàng tiện ích




Công trình – ProjectThiết kế cửa hàng tiện ích Voy Ka
Địa chỉ – Location: Ninh Xá, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Chủ đầu tư – ClientAnh Minh - Chị Việt
Thời gian thực hiện: 15/8/2011 - 22/8/2011
Điện thoại - Phone: 0934.549.999
Diện tích - Square: 24 m2
Ý tưởng thiết kế:
Hiện trạng mặt bằng: cửa hàng có mặt tiền hẹp, kéo dài chiều sâu. Toàn bộ mặt bằng như một khối hộp rỗng, không phải cải tạo hay sửa chữa nhiều. Chủ cửa hàng muốn tận dụng luôn sàn gạch cũ và màu sơn tường nên thiết kế phải chọn màu sắc phù hợp với màu nền sẵn có.
Thiết kế sử dụng các khối nội thất giữ nguyên màu vàng của gỗ phù hợp với màu sàn gạch và tường. Lòng nhà hẹp, các khối nội thất chính là 2 dãy tủ sát tường và dãy kệ giữa nhà. Với kết cấu như vậy,cửa hàng trở nên gọn gàng và khoa học với lượng hàng trưng bày nhiều và đa dạng.
 


Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét


Thiết kế và thi công siêu thị thời trang ABO



 
Công trình - Project: Thiết kế siêu thị mini ABO
 
Chủ đầu tư - Client: Anh Dũng
 
Số điện thoại - Phone number: 0963040504
 
Địa chỉ - Location: Tầng 1 tòa nhà Alpha nam Nguyễn Đức Cảnh 
 


Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét


Thiết kế và thi công siêu thị mini - Quận 1



Dự án: Thiết kế siêu thị mini
Địa chỉ: 171/22 Cô Bắc - Phường Cô Giang - Quận 1 - Hồ Chí Minh
Chủ Đầu Tư: Chị Thúy

Ý tưởng thiết kế: Yêu cầu của khách hàng: Một gian hàng đẹp, nhìn sang trọng. Mầu sắc chủ đạo là màu đen và trắng. các mặt hàng sẽ trưng bày là đồ uống đóng lon, bánh kẹo và các vật dụng cơ bản phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
 

- Gian hàng gồm các sản phẩm: Kệ giữa nhà với số lượng 2 chiếc, kệ sát tường với số lượng 2 chiếc, kệ trưng bày thuốc lá 2 chiếc, 1 bàn quầy tính tiền, 1 tủ treo ly và 1 bục tròn trang trí.

- Với khách hàng đặc biệt khó tính nên các công đoạn săn xuất cũng như lắp đặt diễn ra hết sức tỷ mỷ và đạt chất lượng tiêu chuẩn.

- Sản xuất trong vòng 3 ngày và lắp đặt trong vòng 2 ngày.


Xem tiếp... Đăng bình luận 1 nhận xét


Thiết kế siêu thị mini tại Bắc Ninh



Dự án: Thiết kế siêu thị mini
Địa chỉ: Ngã tư phố Mới - Bắc Ninh
chủ đầu tư: anh Vũ

Diện tích: trên 850m2
Siêu thị được chia làm 3 tầng
- Tầng 1&2: Chuyên trưng bày giày dép nam, nữ và trẻ em





(tầng 1 và 2)
-   Tầng 3: Chuyên trưng bày các sản phẩm thời trang, phụ kiện đồ da, trang sức

khu trang sức

khu đồ da

khu đồ thời trang
Là khu trung tâm mua sắm với các mặt hàng thời trang, phụ kiện cần thiết của mỗi cá nhân. Đối tượng hướng đến không giới hạn tuổi tác,nghề nghiệp và thu nhập.Vì chủ yếu là người dân lao động ,học sinh sinh viên và nhưng người có thu nhập khá.

Ánh sáng sử dụng chiếu sáng gián tiếp trong không gian mua bán, trực tiếp trong không gian trưng bày và nhấn nháy ánh sáng trong các điểm góc và khu vực trống (cột , quầy thanh toán, tường ...)


Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét


Thiết kế cửa hàng tạp hóa - Hồ Tùng Mậu




Dự án: Thiết kế cửa hàng tạp hóa
Địa chỉ: Ngõ 54/100 Hồ Tùng Mậu - Q.Cầu Giấy - Hà Nội
Chủ đầu tư: chị Vân


3D Thiết kế




Cửa hàng sau khi hoàn thành
Ý tưởng thiết kế: Tối đa hóa khả năng trưng bày sản phẩm do đó ý tưởng chung là đơn giản, tận dụng hết công năng của các sản phẩm nội thất

Nội thất bao gồm: 2 tủ sát tường và 2 kệ giữa nhà
Chất liệu: Gỗ công nghiệp MDF
Đặc điểm sản phẩm: Tủ kệ được chia làm nhiều ngăn và tầng bởi các đợt gỗ và kính

 


Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét


 

© 2010 Thiết kế siêu thị thời trang, mỹ phẩm, dược phẩm, quà tặng...Nội Thất Cosp Nội thất Cosp- www.cosp.com.vn